Hướng dẫn cách làm đèn led nhấp nháy đơn giản tại nhà
cach mach den led nhap nhay Trước tiên để có thể làm được mạch đèn led nhấp nháy. Bạn phải đưa ra mô hình nguyên lý mạch điện. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ sử dụng mô hình nguyên lý mạch điện như hình.
Mô hình mạch đèn led nhấp nháy đơn giản
Dựa vào mô hình nguyên lý mạch điện trên, bạn sẽ phải chuẩn bị một số linh kiện điện tử sau:
- Dây nhảy.
- Bóng đèn led: 2 bóng.
- Tụ điện 10V: 2 chiếc.
- Điện trở có giá trị 100 Ohm: 2 chiếc.
- Điện trở có giá trị 470 Ohm: 2 chiếc.
- Transistor PNP, P/N 2907A: 2 chiếc.
Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua được những linh kiện này tại các cửa hàng thiết bị điện tử. Nếu bạn không nhớ tên của từng loại linh kiện ở trên. Bạn có thể ghi hết chúng ra một tờ giấy rồi đưa cho người bán hàng. Họ sẽ lấy cho bạn đúng những loại linh kiện mà bạn đang cần để làm đèn led nhấp nháy. Sau khi những linh kiện được chuẩn bị đày đủ. Bạn sẽ bắt tay vào cách làm đèn led nhấp nháy với bước đầu tiên như sau:
Bước 1: Gắn bóng bán dẫn lên Breadboard
Bạn sẽ thực hiện Gắn bóng bán dẫn lên Breadboard giống với mô tả trên hình ảnh dưới. Điều này có nghĩa là: trước tiên bạn sẽ gắn 2 Transistor PNP, P/N 2907A lên Breadboard. Sau đó, bạn sẽ dùng dây nhảy nối cấp nguồn từ và VCC kết nối tới bóng bán dẫn.
Bước 2: Gắn tụ điện
Gắn tụ điện
Bạn sẽ thực hiện kết nối 2 tụ điện vào Breadboard và mạch. Việc kết nối phải được đảm bảo đúng chiều điện như sau:
- Cực dương của tụ điện 1 tới collector của Transistor PNP, P/N 2907A 2.
- Cực âm của tụ điện 1 tới chân base của Transistor PNP, P/N 2907A 1.
- Cực dương của tụ điện 2 tới collector của Transistor PNP, P/N 2907A 1.
- Cực dương của tụ điện 2 tới collector của Transistor PNP, P/N 2907A 2.
Bước 3: Gắn các điện trở 100K
Bước tiếp theo trong cách làm đèn led nhấp nháy đơn giản tại nhà. Đó là bước gắn các điện trở 100k vào bản mạch như hình.
Gắn các điện trở 100K
Cách gắn các điện trở 100K được thực hiện đơn giản như sau:
- Kết nối điện trở 100K vào bóng bán dẫn.
- Khi kết nối bạn cần phải đảm bảo 1 đầu điện trở phải liên kết với các chân base. Đầu còn lại sẽ được kết nối tới GND.
Bạn sẽ thực hiện việc kết nối điện trở 100K này với cả 2 Transistor. Sau khi kết nối xong bạn sẽ chuyển sang bước 4 như sau
Bước 4: Gắn đèn led
Cuối cùng bạn sẽ thực hiện gắn 2 điện trở 470 Ohm với 2 bóng đèn led. Khi gắn bạn cần để ý và phân loại đúng các chân B C E của bóng bán dẫn nhé.
Gắn đèn led
- E: Emitter.
- B: Base.
- C: Collector.
Việc gắn điện trở 470 Ohm với bóng đèn led tuân thủ theo cách nối dây đèn nhấp nháy sau:
- Một đầu của điện trở 1 sẽ kết nối với collector của bóng bán dẫn 1.
- Đầu kia của điện trở 1 sẽ nối với cực dương của đèn led 1. Cực âm của đèn led 1 sẽ được kết nối tiếp đất.
- Một đầu của điện trở 2sẽ kết nối với collector của bóng bán dẫn 2.
- Đầu kia của điện trở 2 sẽ nối với cực dương của đèn led 2. Cực âm của đèn led 2 sẽ được kết nối tiếp đất.
Hoàn thiện mô hình đèn led nhấp nháy đơn giản tại nhà
cách làm đèn led nhấp nháy Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước trong cách làm đèn led nhấp nháy đơn giản tại nhà. Để kiểm tra thành quả của mình ra sao bạn cần cắm điện vào để test. Bạn nên sử dụng nguồn điện chỉ 9V để đưa vào mạch điện. Các đèn led sáng nhấp nháy -> bạn đã thành công với việc làm đèn led nhấp nháy ở trên. Nếu đèn không sáng thì bạn cần kiểm tra lại các cực nối đã chính xác chưa?
Lưu ý trong việc lắp đèn led nhấp nháy
Để có thể lắp đèn led nhấp nháy được chính xác và đa dạng các kiểu đèn nhấp nháy. Người làm cần phải ghi nhớ những lưu ý như sau:
- Bạn có thể sử dụng các giá trị tụ điện khác nhau để thay đổi tốc độ nhấp nháy
- Cách làm đèn led nhấp nháy hoàn toàn áp dụng được với việc bạn dùng 2 bóng trở lên.
Như vậy, sau khi kết thúc bài viết bạn đã hiểu về cách làm đèn led nhấp nháy như thế nào chưa? Nếu bạn am hiểu về điện tử thì cách lắp này còn đơn giản hơn nhiều. Với những thông tin mà bài viết chia sẻ. Chúng tôi hy vọng bạn đã biết thêm 1 cách làm đèn nhấp nháy tại nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét